Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

VÍ DỤ VỀ THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM


 
                               VÍ DỤ VỀ  THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM

I_Ví dụ về mặt tích cực của xã hội hóa giáo dục

1/  THCS Trương Vĩnh Ký
2/  RMIT
3/ ………………….

Ví dụ về các mặt hạn chế của xã hội hóa giáo dục


II-Tự nguyện xã hội hóa hay ép buộc

  1. Tại một số trường tất cả đều đã đóng góp mua máy tính, đèn chiếu... để học theo phương pháp "giáo án điện tử" và đã trang bị máy điều hoà nhiệt độ. Phụ huynh của các lớp học "đại gia" cũng đau đầu không kém khi đầu năm học phải "nghiến răng" nộp từ 1,5 triệu - 2 triệu đồng cho các khoản, trong đó có phần của trang bị phòng học có điều hoà nhiệt độ, tivi 42 inch, đèn chiếu...
  2. Theo chủ trương chung của ngành, nội dung chủ trương được ngành giáo dục quận, huyện  triển khai vào tháng 2.2009 là các trường chỉ mua sắm các thiết bị công nghệ thông tin... khi phụ huynh học sinh tự nguyện. Thế nhưng trong vòng vài tháng, hầu hết các trường "có máu mặt" đã nhanh chóng hoàn tất trang bị máy tính, màn ảnh lớn hay đèn chiếu (projector) cho các lớp học. Tất cả trang thiết bị đều được thu từ nguồn ép PHHS "tự nguyện", dưới cái mác "xã hội hoá giáo dục".

Vì lẽ này, không ít phụ huynh đã không tiếc tiền khi nhận làm "Mạnh Thường Quân", mua sắm cho trường những thiết bị đắt tiền. Vì thế, ngay trong nội bộ trường cũng không tránh khỏi sự so bì. Lớp này có máy lạnh, máy chiếu, máy tính xách tay cho giáo viên... thì lớp kia cũng khéo ép PHHS "tự nguyện" cho bằng được như vậy.

Chuyện cứ như một trận dịch, lớp này lan qua lớp kia, trường này đến trường khác... và tỏ ra không có điểm dừng.

Nói là "vận động", nhưng thực chất là ép buộc PHHS đóng góp để mua sắm trang thiết bị công nghệ thông tin, máy lạnh...

Ở khía cạnh nào đó, chủ trương "xã hội hoá giáo dục" trong nhà trường trong thời điểm hiện nay là cần thiết, khi kinh phí giáo dục đã không cung ứng đầy đủ - nhất là nhu cầu dạy và học ngày càng cao.

Tuy vậy, cũng cần phải phân định rõ "xã hội hoá" trong trường hợp nào, phạm vi nào là được (chẳng hạn trường tư thục), chứ với cách tự vận động trang bị thiết bị công nghệ thông tin, máy điều hoà nhiệt độ... từ nguồn phụ huynh đóng góp trong khu vực giáo dục công lập, đã tạo ra một không gian bất bình đẳng ngay trong môi trường học đường, mang dáng dấp phản giáo dục..., khi điều kiện xã hội hiện nay đa phần kinh tế người dân vẫn còn khó khăn.

“Bán danh” cho dân lập, tư thục
Có GS đã qua đời nhưng tên vẫn có trong danh sách của những người đứng ra xin mở trường, hay có GS đang giảng dạy ở một trường công lập nhưng lại được ghi danh kiêm nhiệm cùng một lúc ở rất nhiều trường dân lập, tư thục khác.
Sở dĩ có tình trạng “mượn tên, mượn danh” như thế là để cho những trường này được phép hoạt động và tăng chỉ tiêu tuyển sinh. Đây là một hiện tượng phổ biến xuất hiện đã lâu nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết dứt điểm.
Ngoài ra, theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, thực tiễn 2 năm thực hiện Nghị quyết 05 cho thấy Ban chỉ đạo của Bộ GD-ĐT đều bao gồm các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của các đơn vị thuộc Bộ. Nhưng qua thực tế hoạt động cho thấy, các lãnh đạo này luôn có rất nhiều công việc quan trọng, đột xuất nên thời gian và công sức dành cho xã hội hoá giáo dục không tương xứng với yêu cầu.
“Khoét” sâu thêm ranh giới của giàu - nghèo
Những địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn nhất là những nơi lẽ ra phải được nhận nhiều sự giúp sức nhất từ xã hội nhất thì đây thường lại là những nơi nhận được số tiền đóng góp từ xã hội ít nhất.
Theo danh sách các nhà hảo tâm và các đơn vị hỗ trợ xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục đào tạo mà Bộ GD-ĐT vừa thực hiện thì chẳng hạn như tỉnh Quảng Bình chỉ nhận được vẻn vẹn hơn 300 triệu đồng. Trong khi đó, tại nhiều địa phương như Hà Nội trong hai năm 2006, 2006 đã huy động được gần 270 tỷ đồng, TPHCM gần 360 tỷ đồng, Đà Nẵng 355 tỷ đồng...
Rõ ràng, nếu không có sự can thiệp kịp thời từ Nhà nước thì khi đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, những tỉnh nghèo càng thấy “tủi thân” vì nghèo hơn. Trong khi đó, mục tiêu hàng đầu của Chính phủ khi thực hiện xã hội hoá là người nghèo phải được hưởng phúc lợi xã hội tốt hơn.
Sẵn sàng “lách luật”
“Những tổ chức cá nhân khi thực hiện việc đóng góp cho giáo dục thì phải xuất phát từ tâm huyết, am hiểu về giáo dục và có niềm tự hào khi dùng công sức cũng như tiền bạc của mình để góp phần làm các thế hệ trẻ Việt Nam đi lên sánh vai cùng các cường quốc năm châu chứ không phải xuất phát từ động cơ kiếm tiền và trục lợi từ đầu tư giáo dục”. Đó là chia sẻ của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về vấn đề xã hội hoá giáo dục.
Tuy nhiên, cũng theo thừa nhận của Bộ GD-ĐT thì chất lượng của phần lớn những trường ngoài công lập (là những nơi có dấu ấn của xã hội nhiều nhất - PV) không cao, không đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội và đang là vấn đề gây trở ngại cho sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân trong giai đoạn hiện nay.
Một số cơ sở ngoài công lập do chạy theo lợi nhuận, sẵn sàng lách luật, thậm chí vi phạm pháp luật không quan tâm đảm bảo chất lượng giáo dục!
Băn khoăn “đất sạch, đất bẩn”
Hiến đất để dành cho trường học được coi là một trong những công việc để xã hội hoá tốt nhất của ngành giáo dục hiện nay. Nhưng, khi xã hội hoá được đẩy mạnh và phát triển hơn trong thời gian tới thì vấn đề “đất sạch, đất bẩn” phải là vấn đề được tính tới.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đưa ra đề xuất rằng, các địa phương trên cơ sở quy hoạch, phát triển thì phải dùng quỹ đất của mình để dành cho trường học. Đất dành cho trường học thì phải là “đất sạch” chứ không phải là đất trong diện giải toả hay quy hoạch và sau đó Nhà nước lại phải... đền bù!
Đất dành cho ngành giáo dục phải được quy hoạch xong vào năm 2010 và quỹ đất này phải đủ dùng cho ngành đến năm 2050. Những địa phương sẽ có quỹ đất dành cho giáo dục nhiều nhất là TPHCM 3.705 ha, Nghệ An 3.649ha, Hà Tây 2.786 ha, Thang Hoá 2.109 ha...
Các chỉ tiêu đều bất khả thi
Kết quả bước đầu sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 05 tuy được ngành giáo dục đánh giá là to lớn và có giá trị khuyến khích mạnh mẽ nhưng kết quả này mới chỉ dừng ở bước thử nghiệm, tìm tòi, chưa tạo được sự thay đổi căn bản trong phương thức hoạt động, tổ chức quản lý và cấu trúng nguồn lực tài chính của ngành GD-ĐT.
Cùng đó, các chỉ tiêu định hướng nêu ra trong Nghị quyết 05 vào năm 2010 đối với ngành giáo dục đào tạo hầu hết là bất khả thi!
Ví dụ: Các chỉ tiêu định hướng cho tỷ lệ hoc sinh ngoài công lập đến năm 2010 đối với bậc mẫu giáo là 70%, THPT là 40%, TCCN là 30%, CĐ, ĐH là 40% đều được ngành kết luận là không thể thực hiện được vì hiện tại, số học sinh ngoài công lập từ tiểu học đến bậc ĐH chỉ chiếm khoảng 6% tổng số học sinh, sinh viên cả nước.
Riêng đối với bậc học nhà trẻ, chỉ tiêu định hướng cho năm 2010 là 80% được xem là gần đạt thì lại nẩy sinh ra bất hợp lý là hiện có quá nhiều nhà trẻ ngoài công lập hoạt động mà từ đội ngũ giáo viên đến cơ sở trường lớp đều không đạt yêu cầu!
Tiếng nói lẻ loi
“Ngành giáo dục đào tạo đã rất cố gắng tuyên truyền, giải thích với toàn xã hội nhưng tiếng nói vẫn lẻ loi làm cho việc triển khai công việc gặp rất nhiều khó khăn”, Thứ trưởng Luận đã không giấu nổi sự buồn bã khi than thở như vậy.
Cũng theo ông Luận thì công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong toàn xã hội về chủ trương xã hội hoá chưa được thực hiện đúng mức dẫn đến việc một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân trong đó có cả cán bộ ngành giáo dục chưa nhận thức đứng đắn, đầy đủ về xã hội hoá giáo dục.
Xã hội hoá dường như được hiểu là việc Nhà nước đẩy một phần chi phí cho dân lo, là chuyển trường công thành trường tư.

Phan Minh Châu 
19/04/2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét