Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

Mùa koyo Nhật Bản

Koyo dịch theo nghĩa đen là “lá đỏ” - cũng là từ để chỉ mùa thu ở Nhật Bản. Giống như mùa hoa anh đào, mùa lá đỏ cũng là một sự kiện được người dân mong chờ và đón chào ở khắp nơi.
Đền Kinkakuji vào mùa thu
Ở Nhật, ngắm hoa anh đào vào mùa xuân được gọi là hanami, còn ngắm lá phong rơi vào mùa thu là momiji-gari. Đây là mùa lý tưởng để mọi người tổ chức chuyến dã ngoại thật thú vị dưới những tán cây lá đỏ, cùng hòa vào niềm vui của hàng ngàn người khác. Khung cảnh thật tuyệt vời, sắc đỏ xen lẫn sắc vàng làm nổi bật những khu rừng, lăng, đền, vườn công cộng, đại lộ khắp cả nước.
Với lễ hội hoa anh đào, chỉ cần nghe dự báo ngày hoa nở là mọi người nô nức chuẩn bị đi ngắm để không lỡ cơ hội duy nhất trong năm (vì chu kỳ hoa nở ngắn). Nhưng với mùa lá đỏ, do thời gian bắt đầu và kết thúc kéo dài hơn nên mọi người có thêm thời gian chuẩn bị một chuyến đi thật hoàn hảo, để có thể chiêm ngưỡng và cảm nhận vẻ đẹp rực rỡ của mùa thu.
Một chiếc lá phong đỏ trong khu vườn của đền Tenju
Những khu vực dễ nhìn ngắm thường thu hút rất đông người, nhưng cũng có nhiều người chọn cách đi bộ qua những dãy núi hay lang thang qua những con đường mòn nhỏ bên ngoài khu vườn công cộng.
Ngoài màu đỏ tươi của lá cây phong dễ nhìn thấy nhất, bức tranh mùa thu còn nổi lên với màu vàng sậm hay màu vàng rực rỡ của các loài cây khác… Độ cao và nhiệt độ có ảnh hưởng đến màu của lá. Nhưng mùa chung nhất thường vào cuối tháng 9 đến tháng 11, bắt đầu từ vùng lạnh, cao, sau đó đến những vùng ấm và vùng phía nam là khu vực sau cùng. 
Mùa thu ở đền Nazenji
Với khách du lịch, đây là một trong những thời điểm lý tưởng nhất trong năm để đến Nhật Bản. Tổ chức Du lịch quốc gia Nhật Bản giới thiệu một số điểm đến đẹp và được yêu thích nhất vào mùa thu.
- Asahidake, Hokkaido: Asahidake là một phần của Daisetsuzan - công viên quốc gia lớn nhất Hokkaido. Lá ở đây bắt đầu chuyển màu vào tháng 9 phủ lên dãy núi một màu áo mới tuyệt đẹp. Phải mất 1-2 ngày để đi bộ xuyên qua công viên này. 
Những chiếc lá phong đỏ rơi trên mặt nước
- Quận Arashiyama, Kyoto: Kyoto trở thành một tấm thảm lá đỏ rực trong suốt mùa koyo làm cho thành phố với nhiều đền, đài càng trở nên thanh nhã, uyển chuyển hơn. Ở những vùng ngoại ô của Kyoto, quận Arashiyama là nơi có màu sắc mùa thu nổi tiếng nhất với những góc nhìn tuyệt đẹp từ phía cầu Togetsukyo và những ngôi đền nhỏ được bao quanh bởi những cây có màu sắc tuyệt đẹp.
Ngắm bức tranh mùa thu tuyệt đẹp trên cầu Togetsukyo
- Hakone là một thị trấn núi nhỏ đáng yêu gần núi Fuji. Nơi đây là một điểm đến tuyệt vời với suối nước nóng, bảo tàng nhỏ, những khu vườn theo kiểu truyền thống, hồ trên núi, lá mùa thu rơi làm cho khung cảnh ở đây đẹp vô cùng.
Một chiếc thuyền nhỏ trong khu vườn Saiho vào mùa thu
Đ

Phượng Tím tôi yêu

 Phượng Tím tôi yêu

Trời hoa tím miền nhiệt đới


 Những ai yêu màu tím của bằng lăng, phượng tím hẳn sẽ choáng ngợp trước trời hoa Jacaranda tím lịm khi đến với nước Úc, Nam Phi hay Argentina… vào mùa xuân và mùa thu.
Hoa Jacaranda có nguồn gốc từ Nam Mỹ như Brazil, Argentina, Uruguay, ưa khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới của những vùng có mùa hè nóng và mùa đông ôn hòa
Những thân cây gỗ cao lớn từ 20-30m tỏa ra bóng mát và vô vàn cánh hoa khi đến mùa
Pretoria ở Nam Phi được mệnh danh là thành phố của Jacaranda vì những hàng dài khoe sắc trên đường phố và công viên. Mùa hoa nở trùng với những ngày thi cuối năm học của Đại học Pretoria và sinh viên truyền tai nhau một bí mật rằng nếu được cánh hoa Jacaranda rơi vào đầu, người đó sẽ đỗ
Và dù có nguồn gốc Nam Mỹ, Jacaranda giờ đây phát triển rất tốt ở nước Úc
Những con đường rợp bóng hoa tím ngát này sẽ xuất hiện vào mùa xuân của bán cầu Nam, khoảng tháng 9-11 dương lịch
Nước Úc yêu quý loài cây này và tổ chức hội hè hay những cuộc thi sắc đẹp mang tên Jacaranda cho các thiếu nữ và bé gái
Jacaranda không chỉ có sắc mà còn có hương. Ngồi dưới những hàng cây này thật sự lãng mạn và bình yên
Những khối hoa tím ngát một màu tô điểm các ngôi nhà vẻ lãng mạn và duyên dáng
Nhà hát opera Sydney nổi bật bên cạnh màu tím của Jacaranda
Jacaranda cũng gắn liền với thành phố Ipswich và đông nam Queensland. Hội đồng thành phố Ipswich đã trồng những hàng cây Jacaranda để tạo cảnh quan cho địa phương, nhất là bên sông Bremer
Thành phố Grafton của Úc cũng nổi tiếng với loài cây này và hằng năm đều tổ chức lễ hội hoa Jacaranda
Ở miền nam nước Mỹ, Jacaranda nở vào mùa thu và mùa xuân nhưng hoa mùa xuân dày và đẹp hơn
Ở Buenos Aires của Argentina, hoa Jacaranda nở tràn đường phố

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

Shop Tem China 2011

Shop tem vol 10 - Năm 2011 

101. Nho Lâm Ngoại sử - tem - 6 tem 

        Giá : 40.000 đồng





102. Block decat 4 - Nho Lâm Ngoại sử - 24 tem

        Giá : 140.000 đồng 


103. Sổ tem nho lâm ngoại sử

        Giá bán : 1.200.000 đồng 


   104.  Minisheet nho lâm ngoại sử  

             Giá bán : 200.000 đồng




105. MXC Nho lâm ngoại sử - 6 MXC 

        Giá : 135.000 đồng



106. FDC - 6 FDC Nho Lâm Ngoại sử - FDC     thường

        Giá bán : 110.000 đồng




 107. FDC nho lâm - 2 FDC vải shilk 
         Giá bán : 135.000 đồng




Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

Phú Xuân Sơn Cư Đồ

 
Phú Xuân Sơn Cư Đồ
 
"Phú Xuân Sơn Cư Đồ" là một trong 10 bức tranh nổi tiếng nhất Trung Quốc, cũng là tranh sơn thủy thủy mặc thời cổ Trung Quốc đạt trình độ nghệ thuật cao nhất. Bức tranh thể hiện phong cảnh tươi đẹp của hai bờ sông Phú Xuân tỉnh Chiết Giang vào đầu mùa thu. Họa sĩ là Hoàng Công Vọng đời nhà Nguyên. Bức tranh hoàn thành chưa được bao lâu thì ông qua đời. Đến đời vua Thuận Trị nhà Thanh, bức tranh này từng bị hỏa hoạn, chia thành hai phần. Hiện nay, phần đầu được đặt tên là "Thặng Sơn Đồ" với chiều dài khoảng 50 cm, cất giữ ở Viện bảo tàng tỉnh Chiết Giang; phần sau được đặt tên "Vô Dụng Sư Quyển" với chiều dài khoảng 640 cm, cất giữ ở Viện bảo tàng Cố Cung Đài Bắc.

Name:  kieu0501042010.jpg

Views: 394

Size:  76.1 KB

Năm 2010 là kỷ niệm 660 năm ngày ra đời của bức tranh này. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo bày tỏ mong hai nửa của bức tranh "Phú Xuân Sơn Cư Đồ" được hợp nhất. Trước mong muốn của Ôn Thủ tướng, họa sĩ nổi tiếng Hà Thủy Pháp, Ủy viên Chính Hiệp đề nghị thành lập cơ quan hữu quan, mượn hai nửa bức tranh "Phú Xuân Sơn Cư Đồ" của Viện bảo tàng tỉnh Chiết Giang và Viện bảo tàng Cố Cung Đài Bắc, rồi hợp nhất hai nửa và trưng bày tại thành phố Phú Dương, tỉnh Chiết Giang - nơi ra đời của tác phẩm này vào năm 2010.


Ngày 20-03-2010, Bưu chính Trung Quốc phát hành bộ tem gồm mẫu thể hiện hoàn chỉnh bức tranh "Phú Xuân Sơn Cư Đồ" tại Phú Dương, Hàng Châu. Hôm đó, còn tổ chức hoạt động mời "Thặng Sơn Đồ" và "Vô Dụng Sư Quyển" đến Phú Dương hợp nhất triển lãm, thể hiện nguyện vọng nỗ lực thúc đẩy "Phú Xuân Sơn Cư Đồ" "gương vỡ lại lành".

Thanh minh thượng hà đồ

Thanh minh thượng hà đồ


清明上河图


Chữ Hán giản thể: 清明上河图, chính thể: 清明上河圖, latin hóa: Qīngmíng Shànghé Tú); nghĩa là "tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh", hay có ý cho là "tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết trời trong sáng")










là tên của một số tác phẩm hội họa khổ rộng của Trung Quốc,trong đó bản đầu tiên và nổi tiếng nhất là bức tranh của họa sĩ Trương Trạch Đoan vẽ đời nhà Tống. Tác phẩm mô tả cảnh sống của người dân Trung Quốc đời Tống tại kinh đô Biện Kinh (tức Khai Phong ngày nay) với đầy đủ những sinh hoạt thường nhật, trang phục, ngành nghề, các chi tiết kiến trúc, đường xá cũng được mô tả kỹ lưỡng với nhiều màu sắc trên một diện tích rộng. Thanh minh thượng hà đồ được vẽ trên một trường quyển (长卷, cuộn giấy dài) có kích thước 24,8×528,7 cm.Danh tiếng của Thanh minh thượng hà đồ tại Trung Quốc rất lớn, chính vì vậy đôi khi nó được gọi là "Mona Lisa của Trung Quốc".



Nó là báu vật của nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc và hiện được trưng bày tại Cố Cung Bắc Kinh.

Bản gốc

Trên diện tích 1,31 m² của Thanh minh thượng hà đồ, họa sĩ Trương Trạch Đoan đã vẽ chi tiết tổng cộng 814 nhân vật, 28 thuyền, 20 xe cộ, 60 con vật và 170 cây cối trên ba phần tương đối phân biệt. Phần ngoài cùng bên phải mô tả vùng ngoại ô Biện Kinh với các cánh đồng, những người nông dân, tiều phu và mục đồng, phần này được ngăn cách với phần giữa bằng cây cầu đông người qua lại. Phần ở giữa bức tranh mô tả các hoạt động, nhà cửa ở bên ngoài đại môn Biện Kinh. Phần ngoài cùng bên trái bức tranh mô tả cuộc sống nhộn nhịp bên trong thành với rất nhiều hàng quán, người qua lại với đủ dáng điệu, quần áo, cử chỉ. Theo tên của bức tranh, Thanh minh thượng hà đồ, có thể hiểu đây là cảnh sinh hoạt của người dân Trung Quốc vào tiết Thanh minh tảo mộ ở Biện Kinh (nay là Khai Phong), kinh đô Bắc Tống. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng thành phố được miêu tả trong bức tranh là không có thực và rằng cái tên của bức tranh chỉ có ý nói tới một ngày có tiết trời trong sáng. Thời điểm mô tả trong bức tranh là sau năm 1085 (năm sinh của Trương Trạch Đoan) và trước năm 1127 (năm Biện Kinh rơi vào tay nhà Kim).



Các phiên bản khác


Thanh minh thượng hà đồ sau này đã được rất nhiều họa sĩ khác mô phỏng phong cách vẽ chi tiết và cách bố cục bức tranh. Bức Thanh minh thượng hà đồ vẽ thời nhà Minh có cấu trúc tương tự nhưng được vẽ trên khổ dài hơn
(6,7 m) với các chi tiết kiến trúc, trang phục của người Trung Quốc đời nhà Minh. Một phiên bản khác được vẽ năm 1736 (đời nhà Thanh) để dâng lên
hoàng đế Càn Long, bức này được quân đội Tưởng Giới Thạch đem khỏi Cố
Cung năm 1949 và hiện trưng bày ở Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc, đây là phiên
bản mở rộng rất nhiều của bức tranh gốc, nó có tới hơn 4.000 nhân vật được
vẽ trên khổ giấy 0,35×11 m trong đó phần ngoài cùng bên phải tương tự như Thanh minh thượng hà đồ gốc còn phần bên trái có thêm các chi tiết hoàng cung, vườn thượng uyển và các cung nữ.




Quyền sở hữu


Thanh minh thượng hà đồ là một trong những tác phẩm hội họa nổi tiếng hất của nghệ thuật phong kiến Trung Quốc, đôi khi nó được gọi là "Mona Lisa của Trung Quốc". Đây là báu vật của nhiều triều đại phong kiến nước này, nó chỉ rời khỏi lãnh thổ Trung Quốc một thời gian ngắn khi hoàng đế Phổ Nghi đem theo bức tranh về Mãn Châu quốc[9] trước khi được mua lại và lưu giữ trong Bảo tàng Cố Cung tại Cố Cung, Bắc Kinh. Phiên bản nổi tiếng đời nhà Thanh của Thanh minh thượng hà đồ hiện được trưng bày tại Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc, đây là một trong số nhiều báu vật được quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc đem theo sang Đài Loan khi họ rút khỏi Đại lục năm 1949. Cả hai tác phẩm đều được coi là báu vật quốc gia và chỉ được trưng bày trước công chúng một cách hạn chế. Một số phiên bản khác ít nổi tiếng hơn của bức tranh có thể tìm thấy ở các bộ sưu tập công cộng và tư nhân bên ngoài Trung Quốc.


Đến Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), nếu du khách có dịp thăm vườn Bảo Mặc - Một bức có tên Thanh minh thượng hà đồ diễn tả lễ hội mùa xuân trong tiết thanh minh của người dân sống bên dòng Châu Giang, với chiều dài 63m, cao 2,48m, gồm 1.352 tác phẩm điêu khắc gốm sứ kết hợp lại, được các nghệ nhân trẻ thực hiện trong suốt ba năm rưỡi. Đây chính là điểm tham quan hấp dẫn và là nơi cận cảnh thưởng thức tác phẩm rõ nét về thanh minh thượng hà đồ.





Xem bản chính thức tại

http://upload.wikimedia.org/wikipedi...ngHeTu_TPM.jpg

Phiên bản 2


http://en.wikipedia.org/wiki/File:Al...er_7-119-3.jpg


Xem bản 3D

http://www.youtube.com/watch?v=DokRAW5yTlg

Thanh minh thượng hà đồ với tem
Năm 2004 - Công ty tem Trung Quốc cho phát hành chính thức baú vật quốc gia này lên tem gồm 9 tem liên hoàn (3 cặp 3
tem) miêu tả lại đầy đủ bức tranh tuyệt tác này. Thế nhưng, nếu ráp hoàn
chỉnh 9 con tem này lại, ta có một bức tranh tổng thể khá dài. Nếu sắp tác phẩm tem này giống bức tranh bạn phải sắp từ dưới lên trên - độc đáo phải không.



[/SIZE]

Name:  BqCqdB2kKGrHqUH-C0EuZZZiR8QBLuEmHj4rw_3.JPG

Views: 65

Size:  77.1 KB

Một bức tranh Thanh Minh Thượng Hạ Đồ hoàn toàn bằng tem xé


Name:  WR3re.jpg

Views: 38

Size:  42.8 KB

Name:  wea3R.jpg

Views: 38

Size:  26.1 KB

Name:  we3W.jpg

Views: 38

Size:  31.7 KB

Ngô Kính Tử với Nho Lâm Ngoại sử

Ngô Kính Tử với Nho Lâm Ngoại sử












Ngô Kính Tử ( (chữ Hán giản thể: 吴敬梓, chính thể: 吳敬梓, latin hóa: Wú Jìngzǐ)) (1701 - 1754) tự là Mẫn Hiên, hiệu Lạp Dân, về già lại lấy hiệu là Văn Mộc lão nhân, là tác gia tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện thực thời nhà Thanh. Ông quê gốc ở Toàn Tiêu, An Huy sau đó di cư lên Nam Kinh, Giang Tô, thường tự xưng là Tần Hoài ngụ khách.

Name:  1257202419273.jpg

Views: 69

Size:  64.2 KB


Ngô Kính Tử xuất thân trong một gia đình khoa bảng truyền thống, tổ phụ là Ngô Đán đỗ giám sinh, bá thúc tổ là Ngô Thịnh và Ngô Bính đỗ tiến sĩ cập đệ. Cha Ngô Kính Tử là Ngô Lâm Khởi đỗ bát cống thời Khang Hy, từng giữ chức giáo dục huyện Cống Du (Giang Tô). Thuở thiếu thời ông đã nổi tiếng văn hay, năm 18 tuổi đã đi thi tú tài, tuy nhiên ông hết sức chán ghét công danh khoa cử. Không đầy mười năm, ruộng đất gia sản bán sạch, đến tháng 2 năm Ung Chính thứ 11 (1733) phải di cư lên Nam Kinh, sống bên cạnh sông Tần Hoài tự xưng là Tần Hoài ngụ khách (khách ngụ ở Tần Hoài).

Năm Càn Long thứ nhất (1736), Tuần vũ An Huy Triệu Quốc Lân, Giang Ninh tuần đạo Đường Thời Lâm và Học chính Trịnh Giang tiến cử Ngô Kính Tử lên Bắc Kinh dự khoa thi Bác học hồng từ, Ngô Kính Tử từ chối. Cuối đời ông sống rất nghèo khổ, chủ yếu dựa vào bán văn và giúp đỡ của bạn bè. Tuy vậy Ngô Kính Tử sống rất hiên ngang, ngạo nghễ, như Trình Tấn Phương trong Văn Mộc tiên sinh truyện đã viết: Mỗi niên nhất đáo đông thiên, khí ôn khổ hàn, dữ bằng hữu xuất thành Nam môn, nhiễu thành điệp hành số thập lý, ca ngâm khiếu hô, tương dữ ứng hoà, đãi minh, nhập Thuỷ Tây môn, các đại tiếu tán khứ, dạ dạ như thị, vi chi "noãn túc" (Mỗi năm cứ đến mùa đông, khí trời rét buốt, cùng bạn bè ra cửa thành phía Nam, dạo quanh thành hàng chục dặm, ngâm nga hò hét, đi dạo dưới trăng, vào Thuỷ Tây môn, cùng nhau cười vang rồi mới chia tay, đêm nào cũng vậy, gọi là đi cho "ấm chân" (noãn túc)).

Name:  sdfW.jpg

Views: 66

Size:  17.2 KB

Năm Càn Long thứ 19 (1754), Ngô Kính Tử đến Dương Châu (Giang Tô) thăm bạn, cùng với Vương Hữu Tằng uống rượu cho đỡ rét thì đột ngột qua đời vào ngày 11 tháng 1, thọ 54 tuổi. Bạn bè Ngô Kính Tử đưa thi hài ông mai táng ở Thang Lương Sơn, Nam Kinh. Hồ Thích trong cuốn Ngô Kính Tử truyện viết: An Huy đích đệ nhất đại văn hào, bất thị Phương Bao, bất thị Lưu Đại Khôi, dã bất thị Diêu Nãi, thị Toàn Tiêu đích Ngô Kính Tử (Đệ nhất đại văn hào ở An Huy không phải Phương Bao, không phải Lưu Đại Khôi, cũng không phải là Diêu Nãi mà chính là Toàn Tiêu Ngô Kính Tử).

Ngô Kính Tử có ba người con, con trưởng Ngô Lãng là nhà số học, tác giả của Chu Bễ toán kinh, bổ chú.


Nho Lâm ngoại sử

Nho lâm ngoại sử (chữ Hán: 儒林外史, bính âm: Rú lín wài shǐ) hay còn gọi là Chuyện làng Nho là tiểu thuyết chương hồi của Ngô Kính Tử thời nhà Thanh, toàn thư gồm 56 hồi (theo Lỗ Tấn thì hồi cuối cùng không phải do Ngô Kính Tử sáng tác), miêu tả gần hai trăm nhân vật mà hầu hết là nhà Nho, nội dung phê phán và châm biếm sâu cay chế độ khoa cử công danh thời nhà Thanh.

Nho lâm ngoại sử không có một cốt truyện rõ rệt, tác phẩm trình bày hết nhân vật này đến nhân vật khác chứ không xoay quanh một cốt truyện duy nhất hoặc xoay quanh số phận nhân vật chính. Đúng như Lỗ Tấn đã nói: Nho lâm ngoại sử là bức tranh ghép bằng các mảnh giấy vụn[1]. Kết cấu truyện có thể chia làm 4 phần:

* Phần 1: Xây dựng nhân vật Vương Miện, một nhà Nho chân chính, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, làm tấm gương phản chiếu các nhà nho trong xã hội (hồi 1).

* Phần 2: Dựng lên bức tranh về bọn nhà Nho thối nát, tâm hồn ô nhiễm công danh, ham mùi phú quý làm tấm gương phản diện về các nhà Nho (từ hồi 2 đến hồi 30).

* Phần 3: Nêu lên tấm gương chính diện của các nhà Nho, những nhà Nho chân chính, chán ghét khoa cử công danh, đồng tình ủng hộ nhân dân lao động (từ hồi 31 đến hồi 37).

* Phần 4: Miêu tả sự suy tàn của "rừng nho" và sự sụp đổ không thể tránh khỏi của phong hoá (từ hồi 38 đến hết).

Trong Nho lâm ngoại sử, Ngô Kính Tử đã miêu tả rất nhiều nhà Nho, tốt có, xấu có, nhưng chung quy có thể làm 4 loại:

* Loại bị phú quý công danh đầu độc đến ngu muội hèn hạ. Tiêu biểu cho hạng nhà Nho này là Chu Tiến và Phạm Tiến.

* Loại hãnh tiến vì phú quý công danh, bị công danh làm tha hoá cả tâm hồn. Tiêu biểu là các nhân vật Khuông Siếu Nhân, Mã Tuần Thượng, Cù Dật Phu... và đặc biệt là bọn quan lại như Thái thú Nam Xương Vương Huệ.

* Loại ngoài miệng thì lên án phú quý công danh nhưng thâm tâm thì đầy rẫy những ham muốn hèn hạ. Tiêu biểu là Dương Chấp Trung, Quyền Vật Dụng, Ngưu Ngọc Phổ...

* Loại trong sạch, không màng phú quý công danh, cự tuyệt con đường làm quan, làm giàu mà tiêu biểu là Vương Miện, Đỗ Thiếu Khanh, Kinh Nguyên, Thẩm Quỳnh Chi...

Từ bức tranh phong phú và sinh động về làng nho nói trên, Ngô Kính Tử đã miêu tả, châm biếm, lên án và đả kích sâu cay chế độ khoa cử phong kiến Trung Quốc, đặc biệt là thời kỳ nhà Thanh dưới các triều đại Khang Hy, Càn Long, đả kích việc sử dụng văn bát cổ để tuyển chọn nhân tài. Chế độ khoa cử dưới thời kỳ này đã mất hết ý nghĩa tích cực, bị biến thành giáo điều, hình thức, chủ yếu đào tạo ra những "con vẹt", làm tha hoá nhân cách thanh cao, trong sạch của các nhà Nho chứ không hề giúp ích gì cho việc mở mang phong hoá.

Name:  1504202275543487119.jpg

Views: 67

Size:  42.4 KB

Giáo sư Trương Trọng Thuần đã nói:

Khoa cử là mắt xích quan trọng hệ thống kiến trúc thượng tầng phong kiến. Ngô Kính Tử đã tập trung tâm huyết công kích nó, từ đó mà phủ nhận toàn bộ chế độ phong kiến.

Name:  20712062-1_o.jpg

Views: 67

Size:  78.1 KB

Lỗ Tấn cũng nhận xét:

Đến Chuyện làng nho của Ngô Kính Tử ra đời, mới lấy công tâm chỉ trích những cái tệ lậu của thời đại, mũi nhọn nhằm thẳng vào làng nho, văn vừa buồn, vừa vui, nhẹ nhàng nhưng hay châm biếm. Thế là trong tiểu thuyết bắt đầu có một bộ xứng đáng gọi là tác phẩm châm biếm.

Tư tưởng châm biếm, đả kích của Nho lâm ngoại sử có ảnh hưởng lớn đến các tác phẩm sau này như Nhị thập niên mục đổ chi quái hiện trạng, Quan trường hiện hình ký, Lão tàn du ký, Nghiệt hải hoa và Hải Thượng Hoa liệt truyện.


MXC bộ tem


Name:  1524749948842260447.jpg

Views: 67

Size:  48.0 KB

Name:  1761470404256982161.jpg

Views: 66

Size:  99.8 KB

Name:  2104588400867297804.jpg

Views: 68

Size:  49.9 KB

Name:  2735655298652401759.jpg

Views: 66

Size:  51.1 KB

Name:  3397402968898879695.jpg

Views: 66

Size:  50.0 KB

Name:  3663396821890017490.jpg

Views: 66

Size:  95.0 KB